CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN NGHỈ THAI SẢN?

CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN NGHỈ THAI SẢN?

CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN NGHỈ THAI SẢN?

CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG THỜI GIAN NGHỈ THAI SẢN?
CÂU HỎI:
Tư vấn chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian nghỉ thai sản ?
Kính chào Luật sư, tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp:
Hiện tại tôi đang làm trong 1 Ngân Hàng TMCP, tôi được tái ký HĐLĐ 1 năm lần 2 từ 01/03/2017 đến 01/03/3018, đầu tháng 10/ 2017 tôi nghỉ thai sản 6 tháng, hàng tháng tôi vẫn nhận lương nghỉ thai sản do Ngân hàng trả và đã được nhận tiền bảo hiểm. Tôi có 2 trường hợp muốn hỏi luật sư:
Trường hợp 1: trong thời gian nghỉ thai sản tôi muốn chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn có được không hay phải chờ hết HĐLĐ, có phải hoàn lại số tiền lương tôi đã nhận trong thời gian nghỉ thai sản không?
Trường hợp 2: trong thời gian nghỉ thai sản HĐLĐ của tôi hết hạn mà vẫn muốn làm việc tiếp tục tại Ngân hàng sau khi hết thời gian nghỉ thai sản nhưng Ngân hàng từ chối. Trong trường hợp này tôi phải làm như thế nào.
Rất mong sự phản hồi từ Luật sư. Xin  cảm ơn!
TRẢ LỜI:
Chào bạn! cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Luatbinhduong.net. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn được công ty tái ký hợp động với thời hạn 1 năm và tháng 10/2017 bạn nghỉ thai sản.
Thứ nhất: Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của lao động nữ đang mang thai quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động 2012:
Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cảu người lao động:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Như vậy, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.
Theo quy định này, nếu bạn có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với ngân hàng, và phải thông báo cho cho phía bên ngân hàng biết về việc theo yêu cầu của cơ sở khám, chữa bệnh là phải nghỉ việc. Bạn không phải hoàn trả lại tiền lương đã nhận trong thời gian nghỉ thai sản.
Trong trường hợp bạn không đưa ra được những căn cứ này hoặc không có những căn cứ này thì bạn mà muốn chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động (ngân hàng) theo quy định khoản 3 Điều 36 Bộ Luật Lao Động hoặc nếu không thỏa thuận được với bên ngân hàng thì bạn phải chờ hết hạn hợp đồng mới được xin nghỉ việc, nếu bạn vẫn tự ý nghỉ việc trước khi hết hạn hợp đồng thì bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 41.
Thứ hai:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 36 của Bộ luật Lao động, hợp đồng lao động sẽ chấm dứt khi "hết hạn". Như vậy, khi hợp đồng hết hạn người SDLĐ và NLĐ có quyền thỏa thuận ký tiếp hợp đồng mới hoặc có quyền không kí tiếp hợp đồng nếu người SDLĐ không còn có nhu cầu. Khi hai bên không thỏa thuận được kí kết hợp đồng mới thì hợp đồng cũ đương nhiên chấm dứt theo quy định của pháp luật cho dù đó là lao động nữ đang có thai, nghỉ thai sản hay nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Riêng quy định tại Khoản 3, Điều 155 Bộ luật Lao động có quy định: người SDLĐ không được xa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, có  thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi và quy định Điều 158 Bộ luật Lao động về bảo đảm việc làm cho lao động nữ sau khi nghỉ thai sản chỉ áp dụng khi thời hạn hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
Do vậy, nếu trong trường hợp đã hết thời hạn hợp đồng mà bạn và bên ngân hàng không thể thỏa thuận để ký tiếp hợp đồng lao động thì đương nhiên quan hệ lao động giữa bạn và ngân hàng sẽ chấm dứt. Việc ngân hàng từ chối không nhận bạn vào làm tiếp không trái với quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luatbinhduong.net về vấn đề bạn vừa yêu cầu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lbd@luatbinhduong.net hoặc gọi điện tới số điện thoại (0274) 6270 270 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Trân trọng!

 

Chia sẻ:
Tin liên quan
CÔNG TY TNHH NHÔM KÍNH THANH BÌNH CÔNG TY CỔ PHẦN ANNA HOLDINGS CÔNG TY LUẬT ADB SAIGON CÔNG TY TNHH XÂY LẮP NHẬT HUY
© 2017 Luật Bình Dương